Luật Quản
lý thuế 2019 đã được Quốc
hội thông qua ngày 13/6/2019. Ban hành lần này, Luật Quản lý thuế tập trung vào vấn đề quản lý rủi
ro, tăng cường các giao dịch
điện tử và chú trọng hợp tác quốc
tế.
Theo đó, một số thay đổi đáng chú ý sau
đây:
Ø Giới thiệu các nguyên tắc mới trong quản lý thuế, đặc biệt là nguyên tắc
“bản chất quyết định định hình thức”. Đây là nguyên tắc
được áp dụng trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất,
kinh doanh của người nộp thuế dựa trên bản chất
giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.
Luật lần này cũng đưa vào các khái niệm “giao dịch liên kết”, “giao dịch
độc lập”, “nguyên tắc giá giao dịch độc lập”, “cơ sở dữ liệu thương mại”,…đã được
đề cập trong các văn bản về giao dịch liên kết trước đó.
Ø Thẩm quyền ấn định thuế của cơ quan thuế được bổ sung trong
các trường hợp dưới đây:
§ Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không
đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
§ Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch
liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối
với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
Đồng thời, bổ sung thêm căn cứ ấn định thuế
là cơ sở dữ liệu thương mại.
Ø Người nộp thuế,
cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử.
Ø Quy định về hóa đơn điện tử trong các văn bản trước
đây được Luật hóa tại Điều 89 của Luật Quản lý thuế lần này.
Ø Hợp tác quốc tế về thuế được tăng cường
như tổ chức khai thác, trao đổi thông
tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài. Trao đổi thông
tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước
ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế.
Ø Về thủ tục kê khai và nộp thuế có một số thay đổi đáng
chú ý như sau:
§ Tờ khai giao dịch liên kết là một
tờ khai riêng biệt, thay vì là các phụ lục đính kèm Tờ khai quyết toán thuế TNDN như hiện nay, được nộp kèm với Báo cáo tài
chính và Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
§ Thời hạn khai quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của
tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính thay vì quy định
90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính như hiện nay. Như vậy, nếu doanh nghiệp
quyết toán theo năm dương lịch thì ngày cuối cùng để nộp hồ sơ quyết toán năm
là ngày 31/03.
§ Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp
quyết toán thuế, thời hạn khai quyết toán chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Như vậy, thời hạn này được kéo dài
thêm 30 ngày so với quy định hiện tại.
§ Trường hợp cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố trong
ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ
khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông
tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
§ Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế
có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ
ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước
khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
§ Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định
thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai
bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
§ Thuế TNDN yêu cầu tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là
ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Ø Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.